Việt Nam – Chuyển đổi số và thực trạng
Theo Thứ trường Nguyễn Huy Dũng Bộ Thông tin và truyền thông, năm 2020 là năm bắt đầu thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Công nghệ số phát triển cho phép chúng ta đưa mọi hoạt động của mình lên không gian mạng thay vì chỉ số hóa tài liệu, số hóa quy trình như trước đây, sự chuyển động này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tạo ra tác động ngày càng lớn đến ba trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.
Việt Nam được đánh giá là 1 trong 20 nước có tỷ lệ sử dụng internet cao nhất thế giới với 70% dân số (khoảng 67,17 triệu người). Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng internet thường xuyên với thời lượng trên 6 giờ một ngày. Theo báo cáo của EGDI (E- Government Development Index) của Liên Hợp Quốc, về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, Việt Nam hiện đang đứng thứ 86, tăng 2 bậc so và có mức điểm cao hơn mức trung bình của Châu Á và thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang đứng thứ 6 về chỉ số phát triển chính phủ điện tử sau Philippines, Brunei, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Về chỉ số hạ tầng viễn thông, trong năm qua, Việt Nam đã tăng 31 bậc, đứng thứ 69 thế giới. Với chỉ số xếp hàng nguồn nhân lực, Việt nam tăng 3 bậc và xếp thứ 117 thế giới. Ở chỉ số dịch vụ trực tuyến Việt Nam tụt 22 bậc trên bảng xếp hạng (Số liệu của Liên Hợp Quốc mới cập nhật đến tháng 9/2019).
Việt Nam hiện đang có 45,500 doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT-TT). Tổng doanh thu của các doanh nghiệp này ước đạt 126 tỷ USD, bao gồm cả đóng góp của doanh nghiệp FDI, tỷ trọng xuất khẩu CNTT-TT hiện chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu CNTT-TT của Việt Nam chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu CNTT-TT toàn cầu. Đây là những điểm sáng của lĩnh vực CNTT-TT của Việt Nam.
Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ban quyết định số 749/QD-TTG phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Quyết định nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp tạo nền tảng chuyển đổi sốlà chuyển đổi nhận thức, xây dựng thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, tạo niềm tin, đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống mạng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới trong môi trường kỹ thuật số. Với chương trình quốc gia về chuyển đổi số được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trên thế giới và quốc gia đi đầu trong khu vực Đông Nam Á có chương trình chuyên biệt về chuyển đổi số. Đối với mỗi tổ chức, đây cũng được coi là thời điểm “vàng để chuyển đổi số và cần phải “hành động ngay”