5 Cs trong tín dụng là gì?

5 Cs trong tín dụng là gì?

“5 Cs tron tín dụng” là cụm từ phổ biến được sử dụng để mô tả 5 yếu tố được sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay tiềm năng. Các tổ chức tài chính sử dụng xếp hạng tín dụng để đánh giá và quyết định xem người vay tiềm năng có đủ điều kiện được cấp tín dụng hay không và để xác định lãi suất mà hạn mức tín dụng cho những người đang vay hiện có. Báo cáo tín dụng cung cấp cá c thông tin như bản kê toàn bộ về tổng nợ, số dư hiện tại, hạn mức tín dụng của người vay, lịch sử các vụ nợ xấu và phá sản nếu có.

1. Uy tín, thái độ của người vay (character: financial reliablity)

độ tin cậy tín dụng của người vay là khía cạnh toàn diện nhất của việc đánh giá mức độ tín nhiệm. Trước hết là hồ sơ theo dõi về quản lý tín dụng và thanh toán của một cá nhân cho biết “đặc điểm” liên quan đến người vay, tức là xu hướng trả nợ của họ đúng hạn hay không?. Những tiền lệ trong quá khứ liên quan tới nợ xấu và thiếu trách nhiệm với các khoản vay là những đặc điểm không mong muốn.

Do mức độ quan trọng trong việc thành lập chi tiết lịch sử tín dụng của một cá nhân, các tổ chức tài chính trung gian sẽ xếp hạng tín dụng hoặc ngân hàng sẽ có bộ  phận xếp hạng tín dụng. Có thể có một sốsự khác biệt trong các báo cáo của các tổ chức khác nhau thành lập. Chúng bao gồm thông tin lịch sử của người vay, loại tín dụng vay, thời hạn thanh toán, các khoản nợ chưa thanh toán,v.v.

2. Năng lực của người vay (capacity: ability to repay).

khả năng trả nợ của người đi vay là một yếu tố để xác định mức độ rủi ro đối với người cho vay. Mức thu nhập, lịch sử làm việc, sự ổn định công việc hiện tại của một người  cho biết khả năng trả nợ những khoản chưa thanh toán. Ví dụ, các chủ doanh nghiệp nhỏ với dòng tiền không ổn định có thể được xem  là những người đi vay “năng lực thấp”.  Các  chỉ tiêu trách nhiệm khác như con học đại học, trong gia đình có người bị bệnh nan y cũng được tính vào để đánh giá mức độ thanh toán các khoản vay trong tương lai của môt người.

3. Tài sản đảm bảo, thế chấp (Collatear: security of  repayman”

khi đánh giá một tài sản đảm bảo, như vay để mua ô tô hoặc vay để mua nhà, Người vay được yêu cầu cầm cố một số tài sản dưới tên của họ làm tài sản để thế chấp. Chúng có thể bao gồm  tài sản cố định như quyền sở hữu một thửa đất hoặc tài sản tài chính như chứng khoán, trái phiếu.

Giá trị tài sản thế chấp được đánh giá bằng cách giảm trừ các khoản vay hiện tại được đảm bảo thông qua cùng một tài sản. Phần vốn chủ sở hữu còn lại cho biết giá trị thực của tài sản đảm bảo cho người vay. Việc đánh giá tính thanh khoản của tài sản thế chấp cũng phụ thuộc vào loại tài sản, vị trí của nó và tiềm năng của thị trường.

4. Vốn (Capital: net worth)

Vốn làđại diện cho tổng thể tài sản của người đi vay. Nó đại diện cho các khoản đầu tư, tiết kiệm và tài sản như đất, xe cộ, … Các khoản cho vay chủ yếu được hoàn trả bằng tổng thu nhập của toàn bộ gia đình; vốn là sự bảo đảm bổ sung trong trường hợp xảy ra các trường hợp bất khả kháng hoặc thất bại như thất nghiệp, phá sản.

5. Các yếu tố khác (conditions: esternal factors)

Các yếu tố đề cập đến bất kỳ giao dịch tín dụng nào như số tiền gốc hoặc lãi suất. Người cho vay đánh giá rủi ro dựa trên kế hoạch sử dụng tiền của người vay như thế nào, liệu họ có nhận được tiền và sử dụng chúng hợp lý hay không.

Các yếu tố bên ngoài khác như trạng thái của nền kinh tế, luật pháp theo ngành cụ thể,  và sự thay đổi chính trị cũng được  xem xét, các yếu tố không mang tính cá nhân vì chúng không bị ảnh hưởng bởi người vay, tuy nhiên chúng lại chỉ ra mức độ rủi ro liên quan đến một khoản đầu tư nhất định.

Share this post